Trong bối cảnh số hóa mạnh mẽ các hình thức quảng cáo truyền thống, Marketing “one on one – 1:1” đã trở thành cụm từ được sử dụng phổ biến gần đây. Gắn liền với hình thức marketing này chính là nỗ lực cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng thông qua các chiến dịch quảng cáo sáng tạo và tiếp cận tập trung với một nhóm khách hàng cụ thể.
Theo định nghĩa từ emarsys.com, cá nhân hóa trải nghiệm (Personalization) là phương thức truyền tải nội dung đã được cá thể hóa đến đối tượng thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu (big data). Mục tiêu của hình thức này nhằm thực sự tương tác với đối tượng tiềm năng như những cá nhân riêng biệt.
Ngày nay, khách hàng ngày càng có xu hướng “phân mảnh” thành nhiều phân khúc khác nhau. Trong khi nhu cầu cũng ngày càng đa dạng và liên tục biến chuyển. Người tiêu dùng có xu hướng chủ động tiếp cận thông tin và dễ trở nên khó chịu với những quảng cáo không phù hợp. Chính vì vậy, cá nhân hóa trải nghiệm đã trở thành mục tiêu được đông đảo nhãn hàng nhắm tới để tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch.
Theo khảo sát từ Harvard Business Review, với nội dung cá nhân hóa phù hợp, nhãn hàng hoàn toàn có thể làm tăng đến 15% hiệu quả quảng cáo và tiết kiệm 30% ngân sách. Điều đó có nghĩa rằng cá nhân hóa trải nghiệm thực sự là phương thức hiệu quả để nhãn hàng hướng tới khi xây dựng các chiến dịch truyền thông quảng cáo. Một mặt, cá nhân hóa trải nghiệm kích thích nhu cầu của người tiêu dùng thông qua việc “đánh đúng insight”. Mặt khác, phương thức này trở nên hiệu quả khi khiến khách hàng mục tiêu cảm thấy họ “có liên quan” và là một phần của chiến dịch.
Marketing cá nhân hóa đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa dữ liệu và công nghệ. Trên cơ sở tệp dữ liệu thu thập được, nhãn hàng có thể xây dựng tệp khách hàng với nội dung tương ứng. Một số công nghệ được ứng dụng cho mục đích cá nhân hóa có thể kể đến như Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI), Máy học (Machine Learning),… Trong đó công nghệ nhận diện gương mặt là một điểm sáng rất đáng lưu ý khi ngày càng được ứng dụng rộng rãi cho mục đích cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.
Công nghệ nhận diện gương mặt cho phép phân tích và so sánh thông tin nhận được với nguồn dữ liệu sinh trắc học có sẵn để “trả” kết quả phù hợp. Công nghệ này không đòi hỏi sự tương tác. Do đó có thể chủ động thu thập thông tin và hoàn toàn không khiến người xem khó chịu. Qua đó tiếp cận và cá nhân hóa khi khách hàng tiếp cận với nội dung quảng cáo.
Nhận thấy xu hướng cá nhân hóa đang trở thành nhân tố quyết định tính hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, S@M Channel tại Crescent Mall đã đặc biệt phát triển một số tính năng hiện đại. Hứa hẹn sẽ đồng hành cùng nhãn hàng chinh phục người tiêu dùng thời gian tới.
Tính năng đó là gì? Hãy cùng chờ đón sự xuất hiện của S@M Channel tại Crescent Mall vào ngày 02.11.2020 sắp tới nhé!
Có thể bạn sẽ quan tâm:
—————————————————
Thông tin liên hệ chi tiết: